8 CÂU HỎI
Khẳng định nào sau đây sai?
A. ℤ ∪ ℚ = ℚ;
B. ℕ ∪ ℕ* = ℕ*;
C. ℚ ∩ ℝ = ℚ;
D. ℕ* ∩ ℝ = ℕ*.
Cho tập hợp A = (–∞;–2] và tập B = (–1; +∞). Khi đó A ∪ B là:
A. (–2; +∞);
B. (–2; –1];
C. ℝ;
D. ∅.
Cho tập hợp C = [–5; 3), D = (1; +∞). Khi đó C ∩ D là tập nào sau đây?
A. (1; 3);
B. (1; 3];
C. [–5; +∞);
D. [–5; 1].
Cho hai tập hợp G = (1; 5]; H = (2; 7]. Tập hợp G \ H là:
A. (1; 2];
B. (2; 5);
C. (–1; 7];
D. (–1; 2).
Cho A, B, C là ba tập hợp được minh họa bằng biểu đồ Ven như hình vẽ.
Phần gạch sọc trong hình vẽ là tập hợp nào sau đây?
A. (A ∪ B) \ C;
B. (A ∩ B) \ C;
C. (A \ C) ∪ (A \ B);
D. (A ∩ B) ∪ C.
Cho hai tập hợp M = {1; 2; 4; 7; 9} và N = {–1; 0; 7; 10}. Tập hợp M \ N có bao nhiêu phần tử?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Cho hai tập hợp A = {1; 2; a; b} và B = {1; x; y} với x, y khác a, b, 2, 1. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. A ∩ B = B;
B. A ∩ B = ∅;
C. A ∩ B = A;
D. A ∩ B = {1}.
Cho A: “Tập hợp các học sinh khối 10 học giỏi”, B: “Tập hợp các học sinh nữ khối 10 học giỏi”, C: “Tập hợp các học sinh nam khối 10 học giỏi”. Vậy tập hợp C là:
A. A ⊂ B;
B. B \ A;
C. A ∩ B;
D. A \ B.