15 CÂU HỎI
Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
A. “Hà Nội”;
B. “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”;
C. “Hà Nội có phải thủ đô của Việt Nam không?”;
D. “Thủ đô của Việt Nam”.
Câu nào là mệnh đề toán học?
A. “2 là số tự nhiên”;
B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;
C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;
D. “Dơi là một loài chim”.
Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:
A. 2 + 3 = 5;
B. 2x là số chẵn;
C. 3 – 1 > 3;
D. 1 + 1 = 0.
Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề “2 không là số chẵn”:
A. “2 là số lẻ”;
B. “2 là số chẵn”;
C. “Số chẵn là số 2”;
D. Tất cả các ý trên.
Tìm mệnh đề kéo theo của hai mệnh đề “x là số lẻ” và “x chia hết cho 2”.
A. “Nếu x là số lẻ thì x chia hết cho 2”;
B. “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”;
C. “Nếu x không là số lẻ thì x không chia hết cho 2”;
D. “Nếu x chia hết cho 2 thì x là số lẻ”.
Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.
A. Mệnh đề tương đương;
B. Mệnh đề kéo theo;
C. Mệnh đề phủ định;
D. Không có mối quan hệ gì.
Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề: ∀x ∈ ℝ, x2 + 2x + 2 > 0?
A. ∀x ∈ ℝ, x2 + 2x + 2 < 0;
B. ∀x ∈ ℝ, x2 + 2x + 2 ≤ 0;
C. ∃x ∈ ℝ, x2 + 2x + 2 > 0;
D. ∃x ∈ ℝ, x2 + 2x + 2 ≤ 0.
Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?
A. a + c;
B. a < b;
C. a + c < b + c;
D. a < b thì a + c < b + c.
Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: ∀x ∈ ℕ, x2 < 0?
A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.
Khi x là số lẻ, mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai:
A. “x không chia hết cho 4”;
B. “x không chia hết cho 3”;
C. “x chia hết cho 2”;
D. “x chia hết cho 3”.
Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;
B. Mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;
C. Mệnh đề P ⇒ Q và mệnh đề Q ⇒ P đều đúng thì P ⇔ Q;
D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?
A. Giả thiết;
B. Kết luận;
C. Nội dung;
D. Cả 3 đáp án trên.
Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?
A. P Q;
B. P ⟶ Q;
C. P ⇒ Q;
D. P ⇔ Q.
Mệnh đề P ⇒ Q sai khi nào?
A. P đúng, Q đúng;
B. Q đúng, P sai;
C. P sai, Q sai;
D. Q sai, P đúng.
Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều sai thì ta suy ra điều gì?
A. P ⇔ Q;
B. P và Q là hai mệnh đề đảo;
C. P là mệnh đề phủ định của Q;
D. Không suy ra được gì.