27 CÂU HỎI
Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
C. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
D. Trái Đất luôn bị nhiễm điện vì thế nó hút mọi vật gần nó.
Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt bàn.
B. Nhúng thước nhựa vào thanh một bình nước ấm.
C. Chiếu ánh sáng đèn điện vào thước nhựa.
D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Cọ xát hai đũa thủy tinh cùng loại như nhau bằng mảnh len khô. Đưa hai đũa thủy tinh này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau.
B. Không hút cũng không đẩy nhau.
C. Đẩy nhau.
D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
Có 5 vật như sau: 1 mảnh nhôm, 1 tấm nilong, 1 thanh nhựa, 1 mảnh tôn và 1 mảnh sứ. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Cả 5 vật đều là vật cách điện.
B. Thanh nhựa, mảnh tôn và mảnh nhôm là vật cách điện.
C. Tấm nilong, mảnh sứ và thanh nhựa là các vật cách điện.
D. Mảnh sứ, mảnh nilong và mảnh tôn là các vật cách điện.
Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chì, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện.
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Vật mất bớt điện tích dương.
B. Vật nhận thêm electron.
C. Vật mất bớt electron.
D. Vật nhận thêm điện tích dương.
Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh PE nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A. Chúng nhiễm điện khác loại.
B. Chúng đặt gần nhau.
C. Mảnh PE nhẹ, thủy tinh nặng.
D. Chúng đều nhiễm điện.
Chọn câu đúng:
A. Một vật trung hòa về điện nếu mang nhiều điện tích dương hơn điện tích âm.
B. Một vật trung hòa về điện nếu mang điện tích âm bằng với điện tích dương.
C. Một vật trung hòa về điện nếu mang nhiều điện tích âm hơn điện tích dương.
D. Một vật trung hòa về điện nếu mất điện tích âm nhiều hơn điện tích dương.
Điện nghiệm là dụng cụ dùng để phát hiện?
A. vật nhiễm điện tích dương hay điện tích âm.
B. một vật có nhiễm điện hay không.
C. hai vật nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu.
D. vật nhiễm điện do nguyên nhân gì.
Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Do dầu nhờn trong quạt đọng lại ở cánh quạt nên bám nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì:
A. Có khả năng đẩy các vật khác.
B. Thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ.
C. Sau khi được cọ xát, nhiều vật có khả năng hút các vật khác.
D. Mảnh PE sau khi bị cọ xát bằng mảnh len không có khả năng hút hoặc đẩy các vụn giấy.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác.
B. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
C. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút các vật khác.
D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác.
Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) nếu nhận thêm electron sẽ trở thành?
A. vật trung hòa.
B. vật nhiễm điện dương (+).
C. vật nhiễm điện âm (-).
D. không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-).
Trong những cách sau đây, cách nào làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Nhúng thước nhựa vào nước ấm rồi lấy ra.
B. Áp sát thước nhựa một lúc lâu vào cực dương của ăc quy.
C. Tì sát và vuốt mạnh thước nhựa trên áo len.
D. Phơi thước nhựa ngoài trời nắng trong 5 phút.
Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Vật a và c có điện tích trái dấu.
B. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
C. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
Hai mảnh PE nhiễm điện cùng loại thì
A. đẩy nhau.
B. không đẩy, không hút.
C. hút nhau.
D. vừa đẩy, vừa hút.
Chọn câu đúng?
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
Cách nào sai trong các cách phòng tránh sét đánh lúc mưa giông khi ở trong nhà?
A. Nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào.
B. Nên đứng gần các đồ dùng điện.
C. Nên tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước.
D. Không nên dùng điện thoại, nên rút phích cắm các thiết bị điện.
Cách nào sai trong cách phòng tránh sét đánh lúc mưa giông kho ở ngoài trời?
A. Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây cao.
B. Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt.
C. Nên đứng ở các khu vực cao hơn xung quanh.
D. Không nên đứng gần các cột điện.
Đây là một trong những phương pháp ứng dụng khá phổ biến của sự nhiễm điện và tương tác điện giữa các điện tích mang tên là gì?
A. Nhuộm kim loại.
B. Phun phẩm màu.
C. Rửa bề mặt kim loại
D. Sơn tĩnh điện.
Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng.
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió mạnh.
D. Không mưa, không nắng.
Dùng một mảnh vải len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì
A. mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
B. mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
C. mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
D. mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?
A. Dùng hai tay xoa vào nhau.
B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.
C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.
D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.
Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể
A. hút nhau.
B. phóng điện.
C. đẩy nhau.
D. hút nhau và phóng điện.
Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát không xảy ra ở:
A. Nhựa.
B. Len.
C. Thủy tinh.
D. Kim loại.
Đọc đoạn thông tin sau:
Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta nhìn thấy tia chớp.
Ảnh chụp tia sét
Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh nên ta nhìn thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp vật có độ cao như cây cối, nhà cao tầng,… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
Hãy chọn câu đúng.
A. Sấm và sét diễn ra cùng một lúc.
B. Sấm và sét đều là hiện tượng phóng điện.
C. Sấm và sét là hai tên gọi khác nhau của cùng một hiện tượng vật lí.
D. Sấm là nguyên nhân gây ra sét.