31 CÂU HỎI
Cellulose là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là
C. C6H12O6.
D. C2H4O2.
Nhận xét nào đúng?
A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử.
C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau.
D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước.
Tính chất vật lí của cellulose là
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.
B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.
C. Chất rắn, không màu, tan trong nước.
D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
Carbohydrate ở dạng polymer là
A. glucose.
B. cellulose.
C. fructose.
D. saccharose.
Một chất khi thuỷ phân trong môi trường acid, đun nóng không tạo ra glucose. Chất đó là
A. protein.
B. tinh bột.
C. saccharose.
D. cellulose.
Đun nóng cellulose trong dung dịch acid vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccharose.
B. glucose.
C. fructose.
D. maltose.
Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được một sản phẩm duy nhất, X là
A. tinh bột.
B. chất béo.
C. protein.
D. ethyl acetate.
Khi tiến hành thủy phân tinh bột hoặc cellulose thì cần có chất xúc tác nào sau đây?
A. Dung dịch nước vôi.
B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch base.
D. Dung dịch acid loãng.
Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích?
A. cellulose.
B. saccharose.
C. formic acid.
D. Tinh bột.
Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì
A. Trong cơm có đường saccharose.
B. Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzyme trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose.
C. Trong cơm có đường glucose.
D. Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.
Phát biểu đúng là
A. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.
B. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.
C. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng. Còn cellulose không tan trong cả nước lạnh và nước nóng.
Quả chuối xanh có chứa chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là
A. Tinh bột.
B. Cellulose.
C. Fructose.
D. Glucose.
Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. nâu đỏ.
B. vàng.
C. xanh tím.
D. hồng.
Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucose, dung dịch hồ tinh bột. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là
A. quỳ tím.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch I2.
D. Na.
Cho dãy các chất: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 1.
B. 3
C. 4.
D. 2.
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Cellulose và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
B. Cellulose có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
C. Cellulosevà tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
D. Cellulose và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của cellulose lớn hơn nhiều so với tinh bột.
Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucose, tinh bột và cellulose.
B. saccharose, tinh bột và cellulose.
C. glucose, saccharose và tinh bột.
D. glucose, saccharose và cellulose.
Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?
A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp, điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là
A. tinh bột và glucose.
B. tinh bột và sacchaorse.
C. cellulose và saccharose.
D. saccharose và glucose.
Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là
A. tinh bột và glucose.
B. tinh bột và saccharose.
C. cellulose và saccharose.
D. saccharose và glucose.
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
A. cellulose và glucose.
B. cellulose và saccharose.
C. tinh bột và saccharose.
D. tinh bột và glucose.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → ethyl acetate.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3OH
C. CH3COOH, C2H5OH.
D. C2H4, CH3COOH.
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccharose và tinh bột đều không bị thủy phân khi có acid H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Cellulose và saccharose khi thủy phân đều chỉ thu được glucose.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucose thu được là
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 360 gam.
D. 270 gam.
Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucose thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.
A. 0,80 kg.
B. 0,90 kg.
C. 0,99 kg.
D. 0,89 kg.
Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường acid. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucose thu được là
A. 261,43 gam.
B. 200,8 gam.
C. 188,89 gam.
D. 192,5 gam.
Sử dụng 1 tấn khoai (chứa 20% tinh bột) để điều chế glucose. Tính khối lượng glucose thu được, biết hiệu suất phản ứng đạt 70%.
A. 162 kg.
B. 155,56 kg.
C. 143,33 kg.
D. 133,33 kg.
Tiến hành sản xuất ethylic alcohol từ cellulose với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ethylic alcohol, khối lượng cellulose cần dùng là
A. 5,031 tấn.
B. 10,062 tấn.
C. 3,521 tấn.
D. 2,515 tấn.
Để sản xuất ethylic alcohol, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% cellulose. Nếu muốn điều chế 1 tấn ethylic alcohol, hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là
A. 2000 kg.
B. 4200kg.
C. 5031 kg.
D. 5301 kg.
Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ethylic alcohol, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. Giá trị của m là
A. 952,9.
B. 810,0.
C. 688,5.
D. 497,4.
Điều chế acetic acid từ tinh bột được thực hiện theo sơ đồ sau:
Biết hiệu suất của cả quá trình trên bằng 60%. Khối lượng tinh bột cần dùng để điều chế được 120 kg dung dịch acetic acid 10% theo sơ đồ trên là
A. 27,0 kg.
B. 24,3 kg.
C. 17,7 kg.
D. 21,9 kg.