55 CÂU HỎI
Chức năng hay vai trò của các Đảng phái thể hiện trên các khía cạnh
A. Chính trị, văn hóa, xã hội
B. Chính trị, tư tưởng và tổ chức
C. Chính trị, tư tưởng và xã hội
D. Chính trị, văn hóa, tổ chức
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cách mạng, trước hết phải có gì:
A. Quần chúng cách mạng
B. Đảng cách mạng
C. Phong trào cách mạng
D. Phương pháp cách mạng
Trong phong trào chính trị quốc tế, đảng cánh Tả được coi là đảng có xu hướng
A. Bảo thủ, trì trệ, không cải cách, đại diện cho giai cấp, tầng lớp quý tộc, tư sản lớp trên
B. Tiến bộ, dân chủ, tự do, đại diện cho giai cấp nông dân, bình dân, vô sản lớp dưới
Trong phong trào chính trị quốc tế, đảng cánh Hữu được coi là đảng có xu hướng
A. Bảo thủ, trì trệ, không cải cách, đại diện cho giai cấp, tầng lớp quý tộc, tư sản lớp trên
B. Tiến bộ, dân chủ, tự do, đại diện cho giai cấp nông dân, bình dân, vô sản lớp dưới
Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị đại diện cho lợi ích của giai cấp:
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tư sản
D. Trí thức
Đặc trưng khác biệt của Đảng Cộng sản so với các Đảng phái khác là:
A. Hệ tư tưởng chính trị của chủ nghĩa yêu nước
B. Hệ tư tưởng chính trị của Môngteskiơ
C. Hệ tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lê nin
D. Hệ tư tưởng chính trị của Rut – xô Đáp án
Sứ mệnh lịch sử của các Đảng cộng sản đó là:
A. Lật đổ chế độ phong kiến, phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa
B. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ cộng sản
C. Lật đổ chế độ nô lệ xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Lật đổ chế độ nô lệ, phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa
Quy luật tất yếu của sự ra đời các Đảng Cộng sản trên thế giới là:
A. Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước và phong trào công nhân
B. Sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lê nin và phong trào công nhân
C. Sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lê nin và chủ nghĩa yêu nước
D. Sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước và phong trào nông dân
Theo điều 4 – hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
B. Lực lượng quản lý Nhà nước và xã hội
C. Lực lượng tổ chức Nhà nước và xã hội
D. Lực lượng điều hành Nhà nước và xã hội
Theo điều 4, hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam:
A. Hoạt động không tuân theo hiến pháp
B. Hoạt động không tuân theo pháp luật
C. Hoạt động chỉ tuân theo điều lệ Đảng
D. Hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật
Một trong số các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. Dân chủ
B. Tập trung
C. Dân chủ tập trung
D. Tập trung dân chủ
Một trong số các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
A. Cá nhân lãnh đạo
B. Tập thể lãnh đạo
C. Tập thể lãnh đạo cá nhân chịu trách nhiệm
D. Cá nhân lãnh đạo tập thể chịu trách nhiệm
Một trong số các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. Phê bình
B. Tự phê bình
C. Tự phê bình và phê bình
D. Phê bình và tự phê bình
Trong xu thế chính trị quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Đảng cánh tả
B. Đảng cánh hữu
C. Đảng trung tả
D. Đảng trung hữu
Tên nào sau đây không từng là tên của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Đảng Cách mạng Việt Nam
C. Đảng Lao động Việt Nam
D. Hội nghiên cứu của nghĩa Mác ở Đông Dương
Đảng Xanh (Green Party) là những đảng hình thành trong quá trình đấu tranh:
A. Vì hòa bình của nhân loại
B. Vì môi trường
C. Vì quyền lợi của phe phái áo xanh
D. Vì tự do, dân chủ cho nông dân
Hai Đảng thay nhau cầm quyền của Mỹ hiện nay là đảng nào sau đây:
A. Đảng Bảo thủ và đảng Tự do
B. Đảng Cộng hòa và đảng Tự do
C. Đảng Dân chủ và đảng Cộng Hòa
D. Công Đảng và Đảng bảo thủ
Hai Đảng thay nhau lên cầm quyền của Anh hiện nay là đảng nào sau đây:
A. Đảng Bảo thủ và đảng Tự do
B. Đảng Cộng hòa và đảng Tự do
C. Đảng Dân chủ và đảng Cộng Hòa
D. Công Đảng và Đảng bảo thủ
Đảng cầm quyền ở Nga hiện nay là đảng nào?
A. Đảng Cộng sản Liêng Bang Nga
B. Đảng nước Nga thống nhất
C. Đảng dân chủ tự do Nga
D. Đảng dân chủ xã hội Nga
Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, theo xu hướng chính trị nào của phong trào chính trị thế giới:
A. Cánh tả
B. Trung tả
C. Trung hữu
D. Cánh hữu
Cơ quan nào sau đây là cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam:
A. Bộ Nội vụ
B. Bộ Lao động thương binh và xã hội
C. Bộ chính trị
D. Bộ ngoại giao
Cơ quan nào sau đây không nằm trong cơ cấu tổ chức ở trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam:
A. Ban thường vụ trung ương
B. Bộ chính trị
C. Ban bí thư trung ương
D. Ban chấp hành trung ương
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan nào?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
B. Tổng bí thư C. Bộ chính trị
C. Bộ chính trị
D. Ban chấp hành Trung ương Đảng
Tổng bí thư do cơ quan nào của Đảng bầu ra:
A. Bộ chính trị
B. Ban chấp hành Trung ương
C. Ban bí thư trung ương
D. Ban thường vụ trung ương
Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội bằng:
A. Cương lĩnh chính trị
B. Chiến lược, chính sách, chủ trương
C. Công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ
D. Các phương án còn lại đều đúng
Theo quan niệm của phương Đông cổ đại, văn hóa là
A. Trồng trọt nông nghiệp
B. Trồng trọt tinh thần
C. Phương thức giáo hóa con người
D. Phương thức sản xuất vật chất, tinh thần
Theo quan niệm của phương Tây cổ đại, văn hóa là
A. Trồng trọt nông nghiệp
B. Trồng trọt tinh thần
C. Phương thức giáo hóa con người
D. Phương thức sản xuất vật chất, tinh thần
Một cách chung nhất, văn hóa là:
A. Toàn bộ những sáng tạo về tinh thần
B. Toàn bộ những sáng tạo về vật chất
C. Toàn bộ những sáng tạo về vật chất và tinh thần
D. Toàn bộ những phát minh, sáng tạo khoa học và nghệ thuật, tôn giáo và đạo đức.
Văn hóa chính trị là một bộ phận của:
A. Nền văn hóa trong xã hội có giai cấp
B. Nền văn hóa trong xã hội phi giai cấp
C. Nền văn hóa tiên tiến
D. Nền văn hóa nguyên thủy
Văn hóa chính trị nếu xét trên khía cạnh là các giá trị của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể chính trị nằm trong hệ thống chính trị, thì nó gắn liền với:
A. Văn hóa quản lý
B. Văn hóa công sở
C. Văn hóa nghề nghiệp
D. Văn hóa tổ chức
Kết cấu của văn hóa chính trị được tập hợp bởi những yếu tố nào sau đây:
A. Trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường giai cấp
B. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của toàn xã hội
C. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị
D. Cả ba phươn án còn lại
Trong kết cấu của văn hóa chính trị, điều gì được xem là quan trọng nhất?
A. Trình độ giác ngộ lý luận chính trị, lập trường giai cấp
B. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của toàn xã hội
C. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị
D. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực được quy phạm hóa điều chỉnh hành vi của các tổ chức chính trị Đáp án
Hệ thống pháp luật với tư cách là toàn bộ quy phạm của giai cấp thống trị ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của toàn xã hội, có được coi là một bộ phận của văn hóa chính trị không? A. Có, vì nó là sản phẩm của nền chính trị đương thời B. Không, vì nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đối với xã hội
A. Có, vì nó là sản phẩm của nền chính trị đương thời
B. Không, vì nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đối với xã hội
Quy phạm đạo đức tốt trong xã hội được giai cấp thống trị thừa nhận, bảo tồn và phát huy có được coi là một bộ phận của văn hóa chính trị không?
A. Có, vì nó thuộc về nền chính trị đương thời
B. Không, vì nó là sản phẩm lịch sử của toàn xã hội
Xã hội hóa chính trị là một chức năng của văn hóa chính trị, đúng hay sai:
A. Đúng
B. Sai
Theo các học giả phương Tây thế kỷ XIX, họ phân chia văn hóa nhân loại thành các trình độ cao, thấp và đồng nhất văn hóa với:
A. Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn vật
D. Văn học
Theo UNESCO điều gì làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.
A. Văn học
B. Văn hóa
C. Văn chương
D. Văn minh
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày và phương thức sử dụng chúng. Tất cả những sáng tạo và phát minh đó là:
A. Văn học
B. Văn hóa
C. Văn chương
D. Văn minh
Bản chất của văn hóa chính trị là sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, tức là sự phản ánh:
A. Một nền chính trị có văn hóa
B. Một nền văn hóa có chính trị
C. Một nền văn hóa phi chính trị
D. Một nền chính trị phi văn hóa
Xét trên bình diện phân tầng của văn hóa chính trị, có thể phân chia văn hóa chính trị thành mấy tầng bậc:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xét trên bình diện phân tầng của văn hóa chính trị, có thể phân chia văn hóa chính trị thành những tầng bậc nào dưới đây
A. Văn hóa chính trị cá nhân
B. Văn hóa chính trị cơ quan, tổ chức
C. Văn hóa chính trị tầm quốc gia
D. Cả ba phương án còn lại đều đúng
Chủ tịch xã A ban hành Nội quy quy định đối với cán bộ tiếp dân của UBND xã được coi là hành vi xây dựng:
A. Văn hóa chính trị cá nhân
B. Văn hóa chính trị cơ quan, tổ chức
C. Văn hóa chính trị tầm quốc gia
D. Văn hóa chính trị tầm quốc tế
Ủy ban nhân dân huyện B ban hành Nội quy cơ quan, được coi là hành vi xây dựng:
A. Văn hóa chính trị cá nhân
B. Văn hóa chính trị cơ quan, tổ chức
C. Văn hóa chính trị tầm quốc gia
D. Văn hóa chính trị tầm quốc tế
Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức, trong đó quy định những hành vi mà cán bộ, công chức không được làm được coi là hành vi xây dựng:
A. Văn hóa chính trị cá nhân
B. Văn hóa chính trị cơ quan, tổ chức
C. Văn hóa chính trị tầm quốc gia
D. Văn hóa chính trị tầm quốc tế
Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế về Đạo đức nghề nghiệp của Nhà giáo là hành vi xây dựng:
A. Văn hóa chính trị cá nhân
B. Văn hóa chính trị cơ quan, tổ chức
C. Văn hóa chính trị tầm quốc gia
D. Văn hóa chính trị tầm quốc tế
Các giá trị Chân – Thiện – Mỹ hợp thành hệ thống giá trị chuẩn mực của văn hóa, trong đó giá trị Chân được hiểu là sự thực, chân thực, chân lý, khách quan. Nó là sản phẩm của lĩnh vực Khoa học và biểu hiện tính:
A. Nhân bản
B. Nhân đạo
C. Nhân văn
D. Nhân nghĩa
Các giá trị Chân – Thiện – Mỹ hợp thành hệ thống giá trị chuẩn mực của văn hóa, trong đó giá trị Thiện được hiểu là lòng tốt, sự lương thiện, yêu thương con người. Nó là sản phẩm của lĩnh vực Đạo đức và biểu hiện tính:
A. Nhân bản
B. Nhân đạo
C. Nhân văn
D. Nhân nghĩa
Các giá trị Chân – Thiện – Mỹ hợp thành hệ thống giá trị chuẩn mực của văn hóa, trong đó giá trị Mỹ được hiểu là cái đẹp, sự thẩm mỹ hóa, sự hài hòa. Nó là sản phẩm của lĩnh vực Nghệ Thuật và biểu hiện tính:
A. Nhân bản
B. Nhân đạo
C. Nhân văn
D. Nhân nghĩa
Tính nhân đạo của văn hóa chính trị biểu hiện ở chỗ:
A. Nền chính trị đó hướng tới việc giải phóng con người, giải phóng mọi ách áp bức, bất công, bóc lột trong xã hội
B. Nền chính trị đó hướng tới việc tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hòa
C. Nền chính trị đó hướng tới xây dựng một xã hội dựa trên những quy luật khách quan, dựa trên sự chân thật và chân lý
Tính nhân văn của văn hóa chính trị biểu hiện ở chỗ:
A. Nền chính trị đó hướng tới việc giải phóng con người, giải phóng mọi ách áp bức, bất công, bóc lột trong xã hội
B. Nền chính trị đó hướng tới việc tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hòa
C. Nền chính trị đó hướng tới xây dựng một xã hội dựa trên những quy luật khách quan, dựa trên sự chân thật và chân lý
Tính nhân bản của văn hóa chính trị biểu hiện ở chỗ:
A. Nền chính trị đó hướng tới việc giải phóng con người, giải phóng mọi ách áp bức, bất công, bóc lột trong xã hội
B. Nền chính trị đó hướng tới việc tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hòa
C. Nền chính trị đó hướng tới xây dựng một xã hội dựa trên những quy luật khách quan, dựa trên sự chân thật và chân lý
Tính giai cấp của văn hóa chính trị thể hiện ở chỗ:
A. Văn hóa chính trị luôn mang nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp
B. Văn hóa chính trị kế thừa những thành tựu văn hóa, đạo đức của xã hội trước đó
C. Văn hóa chính trị gắn bó với một thời kì lịch sử xác định
D. Văn hóa chính trị tồn tại với nhiều giai cấp, nhiều chế độ chính trị, nhiều giá trị, chuẩn mực riêng rẽ.
Tính kế thừa của văn hóa chính trị thể hiện ở chỗ:
A. Văn hóa chính trị luôn mang nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp
B. Văn hóa chính trị chọn lọc những thành tựu văn hóa, đạo đức của xã hội trước đó.
C. Văn hóa chính trị gắn bó với một thời kì lịch sử xác định
D. Văn hóa chính trị tồn tại với nhiều giai cấp, nhiều chế độ chính trị, nhiều giá trị, chuẩn mực riêng rẽ.
Tính lịch sử của văn hóa chính trị thể hiện ở chỗ:
A. Văn hóa chính trị luôn mang nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp
B. Văn hóa chính trị chọn lọc những thành tựu văn hóa, đạo đức của xã hội trước đó.
C. Văn hóa chính trị gắn bó với một thời kì lịch sử xác định, một giai cấp xác định
D. Văn hóa chính trị tồn tại với nhiều giai cấp, nhiều chế độ chính trị, nhiều giá trị, chuẩn mực riêng rẽ.
Tính đa dạng của văn hóa chính trị thể hiện ở chỗ:
A. Văn hóa chính trị luôn mang nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp
B. Văn hóa chính trị chọn lọc những thành tựu văn hóa, đạo đức của xã hội trước đó.
C. Văn hóa chính trị gắn bó với một thời kì lịch sử xác định, một giai cấp xác định
D. Văn hóa chính trị tồn tại với nhiều giai cấp, nhiều chế độ chính trị, nhiều giá trị, chuẩn mực riêng rẽ.