55 CÂU HỎI
Khái niệm hệ thống chính trị xuất hiện vào thời kỳ:
A. Cộng sản nguyên thủy
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến
D. Tư bản chủ nghĩa
Hệ thống chính trị là chỉnh thể các thiết chế thực thi quyền lực chính trị, bao gồm các bộ phận cấu thành là:
A. Đảng chính trị
B. Nhà nước
C. Các tổ chức chính trị-xã hội
D. Tất cả các phương án trên
Định nghĩa nào sau đây phản ánh đúng bản chất của hệ thống chính trị:
A. Hệ thống chính trị là chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị được xã hội thừa nhận bao gồm các tổ chức chính trị như các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau cùng liên kết nhằm thực hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
B. Hệ thống chính trị là chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị được xã hội thừa nhận bao gồm các tổ chức chính trị như các Đảng phái và các tổ chức chính trị, xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau cùng liên kết nhằm thực hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
C. Hệ thống chính trị là chỉnh thể các thiết chế quyền lực chính trị được xã hội thừa nhận bao gồm các tổ chức chính trị như các Đảng phái, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội có mối quan hệ mang tính pháp quy với nhau cùng liên kết nhằm thực hiện mục tiêu chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
Việc phân chia quyền lực nhà nước thành tam quyền phân lập theo học thuyết Tam quyền phân lập của Mông-tét-ki- ơ phải đảm bảo các tiêu chí nào?
A. Độc lập và Đối trọng
B. Đối trọng và Kiềm chế
C. Kiềm chế và Kiểm soát
D. Cả ba phương án còn lại
Mô hình hệ thống chính trị nào mà quan hệ quyền lực giữa Đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội chỉ đóng vai trò như vệ tinh của Nhà nước
A. Mô hình đảng phái là trung tâm
B. Mô hình nhà nước là trung tâm
C. Mô hình đỉnh quyền lực
D. Mô hình tổ chức chính trị – xã hội là trung tâm
Mô hình hệ thống chính trị nào mà quan hệ quyền lực giữa Đảng phái, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội nằm trong quan hệ tam giác quyền lực
A. Mô hình đảng phái là trung tâm
B. Mô hình nhà nước là trung tâm
C. Mô hình đỉnh quyền lực
D. Mô hình tổ chức chính trị – xã hội là trung tâm
Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm các thành tố nào:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Các tổ chức chính trị – xã hội Việt Nam
C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức tôn giáo.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp Đáp án
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam được coi là:
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi là:
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, quần chúng được coi là:
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao gồm tập hợp các cơ quan:
A. Lập pháp
B. Hành pháp
C. Tư pháp
D. Cả ba phương A, B, C đều sai
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao gồm tập hợp các cơ quan:
A. Cơ quan quyền lực Nhà nước
B. Cơ quan hành chính Nhà nước
C. Cơ quan kiểm sát và xét xử
D. Cả ba phương án còn lại đều đúng
Cơ quan Quyền lực Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
C. Quốc hội và Ủy ban nhân dân các cấp
D. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp
Cơ quan Hành chính Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
C. Quốc hội và Ủy ban nhân dân các cấp
D. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp
Cơ quan Kiểm sát và xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
A. Viện kiểm sát và Bộ tư pháp
B. Tòa án và Viện kiểm sát các cấp
C. Tòa án các cấp và Bộ tư pháp
D. Bộ tư pháp và các Sở tư pháp Đáp án
Hệ thống chính trị, theo cách tiếp cận về quyền lực là:
A. Tổng thể các tổ chức thực thi quyền lực chính trị được xã hội thừa nhận
B. Tổng thể các đảng phái thực thi quyền lực chính trị
C. Tổng thể các cơ quan trong hệ thống cơ quan Nhà nước thực thi quyền lực chính trị
D. Tổng thể các tổ chức chính trị – xã hội thực thi quuyền lực chính trị
Trong hệ thống chính trị , Đảng chính trị được coi là
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
Trong hệ thống chính trị, Nhà nước được coi là:
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
Trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội được coi là:
A. Trụ cột của hệ thống
B. Hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
C. Cơ sở nền tảng của hệ thống
D. Trái tim của hệ thống
Chức năng thống trị chính trị là một chức năng quan trọng của hệ thống chính trị, nó có tác dụng:
A. Quản lý đời sống xã hội
B. Trấn áp giai cấp, tầng lớp khác, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
C. Điều hành nền sản xuất xã hội
D. Phân phối lợi ích xã hội
Chức năng xã hội là một chức năng quan trọng của hệ thống chính trị, nó có tác dụng:
A. Quản lý đời sống xã hội, điều hành nền sản xuất xã hội
B. Trấn áp giai cấp, tầng lớp khác,
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
D. Thống trị chính trị
Cơ quan Quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai bầu ra?
A. Nhân dân
B. Cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
C. Cơ quan Lập pháp
D. Cơ quan Hành pháp
Cơ quan Hành chính nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai bầu ra?
A. Nhân dân
B. Cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
C. Cơ quan Lập pháp
D. Cơ quan Hành pháp
Nhân dân là người trực tiếp bầu ra cơ quan nào trong số các cơ quan sau đây:
A. Cơ quan Quyền lực Nhà nước
B. Cơ quan Hành chính Nhà nước
C. Cơ quan Kiểm sát và xét xử
D. Chủ tịch nước
Người bổ nhiệm thẩm phán của cơ quan Tòa án các cấp của Việt Nam từ trung ương đến địa phương là:
A. Tổng bí thư
B. Chủ tịch Nước
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chủ tịch Quốc hội
Hội thẩm nhân dân của tòa án cấp tỉnh, cấp huyện do ai bầu ra:
A. Ủy ban nhân dân cùng cấp
B. Tòa án nhân dân cùng cấp
C. Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
D. Hội đồng nhân dân cùng cấp
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị nước ta được gọi là:
A. Tổ chức chính trị
B. Tổ chức chính trị- xã hội
C. Tổ chức xã hội
D. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Số thành viên của Mặt rận tổ quốc Việt Nam chính thức được thừa nhận là tổ chức chính trị-xã hội là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Bản chất của hệ thống chính trị nước ta thể hiện ở:
A. Mang bản chất giai cấp công nhân
B. Quyền lực thuộc về nhân dân
C. Tính không đối kháng
D. Các phương án trên đều đúng
Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động của Hệ thống chính trị nước ta là:
A. Dân chủ
B. Tập trung
C. Dân chủ tập trung
D. Tập trung dân chủ
Hệ thống chính trị, theo cách tiếp cận triết học, là yếu tố thuộc?
A. Kiến trúc thượng tầng
B. Cơ sở hạ tầng
C. Lực lượng sản xuất
D. Quan hệ sản xuất
Điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị Việt Nam so với hệ thống chính trị được tổ chức theo cơ chế tam quyền phân lập là:
A. Tính độc lập của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam khi thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. Tính phụ thuộc của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam khi thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
C. Tính kế thừa của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam khi thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
D. Tính loại bỏ của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam khi thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Việc phân loại hệ thống chính trị, dựa theo bản chất giai cấp của hệ thống, người ta chia thành
A. Hệ thống chính trị phong kiến và hệ thống chính trị nông nô
B. Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
C. Hệ thống chính trị phong kiến và hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa
D. Các phương án trên đều đúng
Phân loại hệ thống chính trị theo dấu hiệu của Đảng cầm quyền trong hệ thống, người ta không thấy có mô hình nào sau đây:
A. Một đảng, là đảng cầm quyền
B. Đa đảng, một đảng cầm quyền theo hiến định và không hiến định
C. Đa đảng, hai đảng cầm quyền thay nhau, theo hiến định
D. Một đảng, đa đảng cầm quyền
Chế độ lưỡng đảng chỉ có ở mô hình hệ thống chính trị nào:
A. Mô hình Nhà nước là trung tâm
B. Mô hình đỉnh quyền lực
C. Mô hình tổ chức chính trị – xã hội là trung tâm
D. Mô hình Đảng chính trị là trung tâm
Tại kỳ họp đầu tiên của mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội bầu ra những người nào sau đây:
A. Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Viện trưởng viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao
B. Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng chính phủ, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao.
C. Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao. cao.
D. Chủ tịch nước, Bí thư Trung ương đoàn, Thủ tướng chính phủ, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối
Nguyên tắc song trùng trực thuộc là nguyên tắc dùng để chỉ cho mối quan hệ giữa:
A. Cơ quan Quyền lực nhà nước và Cơ quan Hành chính Nhà nước
B. Cơ quan Hành chính nhà nước thẩm quyền chung và Cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn
C. Cơ quan Hành pháp và cơ quan Tư pháp
D. Cơ quan Kiểm sát và cơ quan Xét xử
Điền vào chỗ trống cặp từ sau đây cho phù hợp: “Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên chịu sự……………………..của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và chịu sự……………………………..của Bộ giáo dục và Đào tạo.
A. Quản lý về tổ chức và hoạt động / hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ
B. Hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ / quản lý về tổ chức và hoạt động
C. Điều hành về tổ chức và hoạt động / cho phép về chuyên môn và nghiệp vụ
D. Cho phép về tổ chức và hoạt động / Điều hành về chuyên môn và nghiệp vụ
Số thành viên của Mặt rận tổ quốc Việt Nam chính thức được thừa nhận là nằm trong kết cấu của hệ thống chính trị nước ta là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Khái niệm hệ thống chính trị – xã hội là một khái niệm………….so với khái niệm hệ thống chính trị
A. Mở rộng
B. Thu hẹp
C. Đối nghịch
D. Phù hợp
Đảng chính trị là một tổ chức đại diện
A. Cho những nhóm người khác nhau trong xã hội
B. Cho một giai cấp
C. Cho một liên minh các giai cấp
D. Cho một cá nhân
Trong lịch sử Đảng chính trị ra đời phổ biến trong xã hội
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội chủ nghĩa
Đảng chính trị được hiểu là:
A. Một tổ chức xã hội tích cực nhất và có tổ chức nhất của một nhóm người, đấu tranh nhằm dành quyền lực chính trị, vì lợi ích nhóm người đó
B. Một tổ chức chính trị tích cực và có tổ chức của một giai cấp hoặc liên minh giai cấp, đấu tranh giành quyền lực chính trị vì lợi ích giai cấp.
C. Một tổ chức chính trị – xã hội tích cực và có tổ chức nhất của toàn xã hội, đấu tranh vì mục tiêu phát triển xã hội.
D. Một tổ chức chính trị tích cực và có tổ chức của một giai cấp hoặc liên minh giai cấp, đấu tranh giành quyền lực chính trị vì mục đích phục vụ nhân dân
Đảng cầm quyền là đảng chính trị trong trường hợp:
A. Lên nắm quyền lực chính trị
B. Thành lập các cơ quan Nhà nước
C. Lãnh đạo và tổ chức mọi hoạt động của xã hội
D. Các phương án còn lại đều đúng
Chế độ chính trị của Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện nay là chế độ chính trị
A. Một đảng – là đảng lãnh đạo
B. Đa đảng, một đảng lãnh đạo
C. Đa đảng, hai đảng lãnh đạo
D. Đa đảng, đa đảng lãnh đạo
Chế độ chính trị của Hợp chủng quốc Hoa kỳ hiện nay là chế độ chính trị
A. Một đảng – là đảng lãnh đạo
B. Đa đảng, một đảng lãnh đạo
C. Đa đảng, hai đảng lãnh đạo
D. Đa đảng, đa đảng lãnh đạo
Chế độ chính trị của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay
A. Một đảng – là đảng lãnh đạo
B. Đa đảng, một đảng lãnh đạo
C. Đa đảng, hai đảng lãnh đạo
D. Đa đảng, đa đảng lãnh đạo
Chế độ chính trị của Cộng hòa Singapore là chế độchính trị:
A. Một đảng – là đảng lãnh đạo
B. Đa đảng, một đảng lãnh đạo
C. Đa đảng, hai đảng lãnh đạo
D. Đa đảng, đa đảng lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của:
A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc
B. Công nhân, nông dân, trí thức, tư sản
C. Tư sản, bình dân, tiểu tư sản
D. Các dân tộc
Một trong các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
A. Đông Dương Cộng sản đảng
B. Việt Minh cách mạng đảng
C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên
D. Tân Việt cách mạng đảng
Quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam:
A. Kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân
B. Kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào yêu nước
C. Kết hợp giữa phong trào yêu nước và phong trào công nhân
D. Kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Bí thư Đảng ủy quân sự trung ương là đồng chí nào trong số các đồng chí sau đây:
A. Tổng bí thư
B. Chủ tịch nước
C. Bộ trưởng bộ Quốc phòng
D. Thường trực ban bí thư
Các ban của Đảng như Ban tuyên giáo, Ban tư tưởng – văn hóa, Ban tổ chức có chức năng tham mưu đối với ban chấp hành trung ương Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đúng hay sai
A. Đúng
B. Sai
Đảng ban hành văn bản nào dưới đây:
A. Luật, pháp lệnh
B. Nghị định, chỉ thị
C. Nghị quyết, chỉ thị
D. Nội quy, quy chế
Chủ nghĩa Mác -Lê nin được coi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam, nó được gọi là:
A. Tư tưởng chính trị của Đảng
B. Quan điểm chính trị của Đảng
C. Hệ quan điểm chính trị của Đảng
D. Hệ tư tưởng chính trị của Đảng