30 CÂU HỎI
Điều 85 BLTTHS năm 2015 quy định: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh thuộc trường hợp nào?
A. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết của hành vi phạm tội; 2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
B. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố y hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
C. 1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không; 2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Điều 87 BLTTHS năm 2015 quy định Nguồn chứng cứ gồm những trường hợp nào?
A. 1) Vật chứng; 2) Lời khai; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp; 5) Các tài liệu, đồ vật khác.
B. 1) Vật chứng; 2) Lời khai; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác.
C. 1) Vật chứng; 2) Lời khai, lời trình bày; 3) Dữ liệu điện tử; 4) Kết luận giám định, định giá tài sản; 5) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; 5) Các tài liệu, đồ vật khác.
Vật chứng được định nghĩa: Vật chứng là vật được làm công cụ phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Định nghĩa: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, nhận được bởi phương tiện điện tử, là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Điều 105 BLTTHS năm 2015 quy định thu thập vật chứng “Vật chứng phải được thu thập kịp thời, mô tả thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật, là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 125 BLTTHS năm 2015, là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Văn bản tố tụng thuộc trường hợp nào sau đây?
A. Lệnh, quyết định, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án được lập theo mẫu thống nhất.
B. Lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
C. Lệnh, quyết định, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản khác được lập theo mẫu thống nhất.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nào sau đây?
A. Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
B. Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
C. Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành trong một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 3 tháng là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Khoản 4 Điều 183 BLTTHS quy định Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp nào sau đây?
A. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật.
B. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc kiểm sát việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại điều này.
C. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thuộc trường hợp nào sau đây?
A. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 3 tháng kể từ ngày Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn nêu trên.
B. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 2 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
C. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 4 tháng kể từ ngày Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố” được quy định tại Điều nào?
A. Điều 236
B. Điều 237
C. Điều 240
Tạm ngừng phiên tòa được quy định tại Điều luật nào?
A. Điều 249
B. Điều 250
C. Điều 251
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử được quy định tại Điều nào?.
A. Điều 267
B. Điều 268
C. Điều 269
Luật sư nói: Điều 319 BLTTHS năm 2015 quy định: Sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về khoản nhẹ hơn hoặc tội nhẹ hơn, là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Kiểm sát viên trích “Khoản 2 Điều 325 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố đó” là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp nào?
A. Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm để khởi tố, điều tra; Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
B. Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng; Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
C. Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ nào sau đây?
A. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
B. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
C. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử trong giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Người thi trích “Khoản 2 Điều 383 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa giám đốc thẩm” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 đã kế thừa nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” được quy định trong BLTTHS năm 2003, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 quy định Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS được ủy quyền cho KSV thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm nguồn chứng cứ là Dữ liệu điện tử và Kết luận định giá tài sản, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 đã kế thừa nguyên tắc biện pháp ngăn chặn “Tạm hoãn xuất cảnh” được quy định trong BLTTHS năm 2003, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 quy định VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; và VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Theo quy định của BLTTHS năm 2015, VKS không có quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 quy định VKS có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp Cơ quan điều tra, VKS thay đổi quyết định khởi tố bị can, đó là trường hợp Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
BLTTHS năm 2015 đã kế thừa Biện pháp điều tra “Nghe điện thoại bí mật” được quy định trong BLTTHS năm 2003, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai