20 CÂU HỎI
Người bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án đúng với ý chí của họ, thì:
A. Không được yêu cầu lại nếu vụ án đã chuyển sang giai đoạn truy tố.
B. Được yêu cầu lại nếu người bị hại là người dưới 18 tuổi
C. Không được yêu cầu khởi tố lại
D. Vẫn được yêu cầu khởi tố lại
Người bị hại có quyền được rút yêu cầu khởi tố vụ án:
A. Trước khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố
B. Không bị giới hạn ở thời điểm nào
C. Trước khi Hội đồng xét xử tuyên án
D. Trước khi mở phiên tòa
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Chỉ những biện pháp ngăn chặn không tước tự do mới có thể áp dụng được cho người bị buộc tội là pháp nhân thương mại.
B. Người bị buộc tội là pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp tái phạm
C. Người bị buộc tội là pháp nhân thương mại không thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
D. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn cho pháp nhân thương mại khi các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả
Trong giai đoạn điều tra quyết định huỷ bỏ biện pháp cưỡng chế của Cơ quan điều tra:
A. Thông báo cho Viện kiểm sát ngay sau khi thi hành
B. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn
C. Thông báo cho Viện kiểm sát trước khi thi hành
D. Không cần thiết phải gửi cho Viện kiểm sát
Phụ nữ đang mang thai có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng bị tạm giam khi:
A. Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia
B. Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
C. Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
D. Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã
Quyền thu thập chứng cứ chỉ thuộc về:
A. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người bào chữa
B. Cơ quan tiến hành tố tụng và người bào chữa
C. Cơ quan tiến hành tố tụng
D. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử:
A. Giải quyết vụ án theo trình tự và tuyên bị cáo vô tội nếu có căn cứ bị cáo vô tội
B. Hoãn phiên tòa
C. Ra quyết định đình chỉ vụ án
D. Nếu không đồng ý sẽ kháng nghị lên Viện kiểm sát cấp trên.
Khi phát hiện bản án có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật, người bị kết án:
A. Thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị
B. Kháng nghị lên Viện kiểm sát cấp trên
C. Kháng cáo lên Tòa án cấp trên
D. Kiến nghị lên cho cơ quan có thẩm quyền
Việc có mặt của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm là:
A. Chỉ bắt buộc đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
B. Trong một số trường hợp luật định bị cáo có thể vắng mặt
C. Bắt buộc trong mọi trường hợp
D. Chỉ được vắng mặt đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng
Quá trình xét xử bị cáo là pháp nhân:
A. Bắt buộc phải có người bào chữa khi bị cáo bị áp dụng khung hình phạt có đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
B. Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia
C. Có thể có người bào chữa hoặc không
D. Người bào chữa chỉ được vắng mặt trong trường hợp bất khả kháng.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nếu không có mặt theo giấy triệu tập:
A. Bị áp giải
B. Bị dẫn giải
C. Chỉ bị dẫn giải nếu không có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
D. Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên là Viện trưởng Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án thuộc về:
A. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
B. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên
C. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
D. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp cao
Thẩm quyền kiểm tra đánh giá chứng cứ:
A. Thuộc về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
B. Chỉ thuộc về người tiến hành tố tụng
C. Chỉ thuộc về Điều tra viên, Thẩm phán và Kiểm sát viên
D. Thuộc về người tiến hành tố tụng và người bào chữa
Việc có mặt người đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi khi lấy lời khai:
A. Chỉ bắt buộc trong những vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
B. Chỉ áp dụng đối với người bị hại dưới 16 tuổi.
C. Luôn luôn bắt buộc, trừ trường hợp có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự
D. Không cần thiết
Nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo:
A. Phần bồi thường thiệt hại
B. Biện pháp tư pháp áp dụng cho bị cáo.
C. Tội danh dành cho bị cáo
D. Hình phạt áp dụng cho bị cáo
Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nghiêm cấm những hành vi nào?
A. Tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
B. Bức cung hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
C. Dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
D. Cả 03 đáp án trên.
Người bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật mà có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử lý hình sự như thế nào?
A. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
B. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
C. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
D. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì có thể bị áp dụng hình phạt nào sau đây theo Bộ luật hình sự năm 2015?
A. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
B. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
C. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
D. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Trong hoạt động tố tụng, người sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp nào sau đây?
A. Làm người bị bức cung chết.
B. Làm người bị bức cung tự sát.
C. Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
D. Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung.
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật được bảo đảm quyền lợi như thế nào?
A. Được bồi thường thiệt hại về vật chất.
B. Được bồi thường thiệt hại về tinh thần.
C. Được phục hồi danh dự.
D. Cả 03 đáp án trên.