30 CÂU HỎI
Nguyên đơn dân sự là?
A. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
B. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
C. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
D. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra.
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Nguyên đơn dân sự phải tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
B. Nguyên đơn dân sự phải thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua đại diện của họ.
C. Nguyên đơn dân sự có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc thông qua đại diện của họ.
D. Nguyên đơn dân sự không có quyền thực hiện nghĩa vụ thông qua đại diện của họ.
Bị đơn dân sự là gì?
A. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
B. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
C. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
D. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người nào dưới đây không được làm chứng
A. Người bào chữa của người bị buộc tội
B. Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được và không có khả năng khai báo đúng đắn
C. Người thân của người bị buộc tội
D. A và B đúng
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Người dưới 18 tuổi không được làm người chứng kiến.
B. Bất kì ai cũng có thể làm người chứng kiến.
C. Người thân thích của người bị buộc tội cũng có thể làm người chứng kiến.
D. Người dưới 18 tuổi chỉ được làm người chứng kiến khi được yêu cầu.
Đâu là nguồn của chứng cứ?
A. Vật chứng
B. Lời khai, lời trình bày
C. Kết luận giám định
D. Tất cả các phương án trên
Chứng cứ có mấy thuộc tính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Vật chứng là gì?
A. Là vật thể
B. Là vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với giải quyết vụ án
C. Là thông tin được thu thập theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định
D. Là vật thể được thu thập chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với giải quyết vụ án
Khẳng định nào dưới đây là đúng
A. Chỉ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ.
B. Bất kì ai cũng có quyền thu thập chứng cứ.
C. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ.
D. Chỉ người bào chữa có thẩm quyền thu thập chứng cứ.
Kết luận giám định là gì?
A. Là văn bản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kết luận về vấn đề khoa học.
B. Là văn bản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thể hiện kết luận chuyên môn về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định.
C. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định.
D. Là kết luận của cá nhân về những vấn đề khoa học, kĩ thuật liên quan đến vụ án hình sự được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Kết luận định giá tài sản là gì?
A. Là văn bản do hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
B. Là văn bản do cơ quan nhà nước lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
C. Là văn bản do cơ quan điều tra lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
D. Là văn bản do cá nhân có thẩm quyền lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ thẩm phán có quyền đánh giá chứng cứ.
B. Chỉ cơ quan điều tra có quyền đánh giá chứng cử.
C. Người tham gia tố tụng cũng có quyền đánh giá chứng cứ.
D. Chỉ viện kiểm sát có quyền đánh giá chứng cứ.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra
A. Chỉ cơ quan điều tra có quyền xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra
B. Chỉ cơ quan được nhiệm vụ điều tra mới có quyền xử lý vật chứng
C. Cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra và cơ quan điều tra
D. Viện kiểm sát
Đối tượng chứng minh là?
A. Là tất cả các tình tiết được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự.
B. Là tất cả vật chứng được xác định đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự.
C. Là tất cả các điểm nghi vấn cần được xác định.
D. Là tất cả các lời khai của người làm chứng.
Vật chứng là tiền được xử lý như thế nào?
A. Trả lại cho người sở hữu
B. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước
C. Bảo lưu, niêm phong
D. Trả lại cho người giám hộ của chủ sở hữu
Biện nào pháp là biện pháp ngăn chặn trong TTHS?
A. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
B. Bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm
C. Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh
D. Tất cả phương án trên
Đâu không phải căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn:
A. Kịp thời ngăn chặn tội phạm
B. Có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
C. Khi nghi ngờ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
D. Để đảm bảo thi hành án
Trường hợp nào được bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
A. Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
B. Nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. Đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
Ai là người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp
A. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra
B. Bất kỳ ai đang thi hành nhiệm vụ
C. Chủ tịch UBND tỉnh
D. Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Cơ quan điều tra phải tiến hành lấy lời khai người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp trong thời gian bao lâu từ khi tiếp nhận người bị giữ?
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 48 giờ
D. 72 giờ
Thời hạn xem xét, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp kể từ khi viện kiểm sát nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn?
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 48 giờ
D. 72 giờ
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của cơ quan và người có thẩm quyền.
B. Việc bắt người phạm tội quả tang phải có lệnh của viện kiểm sát.
C. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra.
D. Việc bắt người phạm tội quả tang không cần lệnh của viện trưởng viện kiểm sát.
Người đang bị truy nã là?
A. Người thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã.
B. Người thực hiện hành vi phạm tội hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn.
C. Người bị nghi ngờ sẽ thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà bỏ trốn và đã bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh truy nã.
D. Người bị nghi ngờ sẽ thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam.
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã thực hiện hành vi phạm tội.
B. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự.
C. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử.
D. Cả B và C đúng
Quyết định tạm giữ dưới hình thức?
A. Văn bản của người có thẩm quyền
B. Lời nói của người có thẩm quyền
C. Bản ghi âm của người có thẩm quyền
D. Bất kì hình thức nào
Khởi tố vụ án hình sự là?
A. Là giai đoạn cuối của tố tụng hình sự
B. Là giai đoạn giữa trong tố tụng hình sự
C. Là giai đoạn mở đầu trong tố tụng hình sự
D. Là giai đoạn chuẩn bị kết thúc trong tố tụng hình sự
Đâu là căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm
A. Tố giác của cá nhân
B. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
C. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
D. Cả 3 phương án trên
Tố giác về tội phạm là gì?
A. Là việc cá nhân, tổ chức phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
B. Là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
C. Là việc cơ quan, tổ chức phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
D. Là việc cá nhân tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Ai là người có quyền kiến nghị, khởi tố?
A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
B. Cá nhân
C. Tổ chức
D. Bất kì ai
Thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm?
A. 10 ngày
B. 20 ngày
C. 24 giờ
D. 72 giờ