22 CÂU HỎI
Chiến lược thâm nhập thị trường thuộc chiến lược nào?
A. Chiến lược tăng trưởng tập trung
B. Chiến lược tăng trưởng hội nhập
C. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa
D. Cả 3 câu trên đều sai
Ưu điểm của giai đoạn hội nhập dọc toàn cầu hóa?
A. Củng cố và bảo đảm được vị thế của doanh nghiệp.
B. Giảm bớt áp lực của nhà cung cấp, khách hàng, kênh phân phối.
C. Bảo vệ được bí mật công nghệ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Chiến lược chi phí thấp nhất là?
A. Tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.
B. Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất.
C. Nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố giá.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Số liệu từ báo cáo của chính phủ về tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành được sử dụng trong phân tích thị trường của doanh nghiệp là nguồn dữ liệu?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả 2 đáp án trên đều sai
D. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Môi trường vi mô bao gồm?
A. Dân số
B. Luật chống độc quyền
C. Quan tâm môi trường
D. Khách hàng
Quá trình thu thập thông tin trải qua bao nhiêu bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Bước 3 của quá trình thu thập thông tin là?
A. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin
B. Xác định các nguồn thông tin cụ thể
C. Xác định nhu cầu thông tin
D. Không có đáp án nào đúng
Quản trị theo mục tiêu cần những bước nào?
A. Thiết lập các mục tiêu cụ thể tại mỗi cấp của tổ chức.
B. Làm cho việc thiết đặt mục tiêu thành một quá trình tham gia.
C. Định kỳ xem xét quá trình hướng đến đáp ứng các mục tiêu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Theo giáo sư Michael E. Porter, 3 nội dung chính của chiến lược bao gồm:
A. Sáng tạo, tư duy, chuyên môn
B. Sáng tạo, chọn lựa, phù hợp
C. Chọn lựa, tư duy, sáng tạo
D. Tư duy, phù hợp, chuyên môn
Quá trình quản trị chiến lược bao gồm:
A. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của tổ chức; Xác định các mục tiêu chiến lược; Hoạch định chiến lược các cấp; Thực hiện chiến lược.
B. Phân tích môi trường kinh doanh; Xác định các mục tiêu chiến lược; Hoạch định chiến lược các cấp; Thực hiện chiến lược.
C. Xác định các mục tiêu chiến lược; Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của tổ chức; Hoạch định chiến lược các cấp; Thực hiện chiến lược.
D. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của tổ chức; Phân tích môi trường kinh doanh; Hoạch định chiến lược các cấp; Thực hiện chiến lược.
“Xác định các phương án chọn lựa” là bước thứ mấy trong quá trình hoạch định chiến lược?
A. Bước 2
B. Bước 3
C. Bước 4
D. Bước 5
Bước thứ 6 trong quá trình hoạch định chiến lược là:
A. Xác định các phương án chọn lựa
B. So sánh và đánh giá các phương án
C. Xác định các phương án tối ưu
D. Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp gồm:
A. Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô
B. Cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn.
C. Kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, dân số, tự nhiên, văn hóa xã hội.
D. Các câu trên đều đúng.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:
A. Cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, kinh tế, khách hàng, sản phẩm thay thế.
B. Tự nhiên, kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, chính trị pháp luật.
C. Cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn.
D. Kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, dân số, tự nhiên, văn hóa xã hội.
Giá trị sản phẩm được hình thành từ các yếu tố:
A. Giá thành sản phẩm
B. Công dụng của sản phẩm
C. Hữu hình và vô hình
D. Nhận thức của người mua
Vòng đời của một sản phẩm thông thường gồm mấy giai đoạn:
A. 3 giai đoạn
B. 4 giai đoạn
C. 5 giai đoạn
D. 6 giai đoạn
Các giai đoạn phát triển của một sản phẩm:
A. Phôi thai, tăng trưởng, phát triển, suy thoái.
B. Phôi thai, ổn định, tăng trưởng, phát triển, suy thoái.
C. Mới thành lập, ổn định, tăng trưởng, suy thoái.
D. Phôi thai, phát triển, tăng trưởng, suy thoái.
Chiến lược phát triển tập trung có ý nghĩa khi:
A. Doanh nghiệp đã khai thác không hết những cơ hội có trong các sản phẩm và thị trường hiện tại của mình.
B. Việc kinh doanh của doanh nghiệp đang mạnh, doanh nghiệp có thể vươn tới kiểm soát các doanh nghiệp phía trước, phía sau hay hàng ngang trong ngành.
C. Khi ngành kinh doanh cho thấy không có nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển xa hơn nữa, hoặc xuất hiện nhiều cơ hội tốt đẹp hơn ở ngoài những ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
D. Các câu trên đều đúng.
Chiến lược phát triển đa dạng hóa có ý nghĩa khi:
A. Doanh nghiệp đã khai thác không hết những cơ hội có trong các sản phẩm và thị trường hiện tại của mình.
B. Việc kinh doanh của doanh nghiệp đang mạnh, doanh nghiệp có thể vươn tới kiểm soát các doanh nghiệp phía trước, phía sau hay hàng ngang trong ngành.
C. Khi ngành kinh doanh cho thấy không có nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển xa hơn nữa, hoặc xuất hiện nhiều cơ hội tốt đẹp hơn ở ngoài những ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
D. Các câu trên đều đúng.
Doanh nghiệp tìm cách sở hữu hoặc gia tăng kiểm soát các hệ thống cung cấp của mình là chiến lược:
A. Chiến lược phát triển hội nhập phía sau
B. Chiến lược phát triển hội nhập phía trước
C. Chiến lược phát triển hội nhập hàng ngang
D. Chiến lược phát triển tập trung
Trong chiến lược hội nhập hàng ngang, doanh nghiệp tìm cách sở hữu hoặc gia tăng kiểm soát của mình đối với đối tượng:
A. Nhà cung cấp
B. Đối thủ cạnh tranh
C. Nhà phân phối
D. Cả 3 đều đúng
Chiến lược phát triển sản phẩm có thể được sử dụng ở giai đoạn nào trong vòng đời của sản phẩm:
A. Giai đoạn 3 và 4
B. Giai đoạn 5 sau khi áp dụng chiến lược giảm suy thoái
C. Giai đoạn 2 và 3
D. Cả A và B đều đúng