50 CÂU HỎI
Hiện tượng mạch nhiệt phân ly là:
A. Ðặc trưng cho bệnh thương hàn
B. Ðặc trưng chỉ cho thương hàn do Samonella typhi
C. Không nhất thiết là do thương hàn
D. Chỉ đúng ở giai đoạn đầu của bệnh thương hàn
Chỉ định kháng sinh trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân tuỳ thuộc vào:
A. Tính chất cấp cứu của bệnh đang nghi ngờ
B. Thường được chấp nhận rộng rãi vì nước ta hầu hết là do nhiễm trùng
C. Chỉ được chỉ định khi có kết quả kháng sinh đồ. Tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết
D. Có thể dùng sau khi đã lấy bệnh phẩm cần thiết để tìm vi khuẫn nghi ngờ gây bệnh nhất là khi bệnh có tính chất diễn biến nhanh
Các xét nghiệm sau đây, xét nghiệm nào không có tính chất xâm nhập:
A. Siêu âm tim qua đường thực quản
B. Chụp nhuộm động mạch não
C. Nội soi ổ bụng
D. CT scanner sọ não không dùng thuốc cản quang
Hiện nay, theo quan điểm mới, người ta chia sốt chưa rõ nguyên nhân thành bao nhiêu nhóm?
A. 2 nhóm: nhiễm trùng và không nhiễm trùng
B. 3 nhóm: nhiễm trùng, nhóm sốt do nguyên nhân nội sinh, nhóm do nguyên nhân ngoại sinh (không nhiễm trùng)
C. 4 nhóm: theo định nghĩa cổ điển, sốt và giảm bạch cầu, sốt sau khi vào viện (vì bệnh khác), sốt ở người nhiễm HIV
D. Không có quan điểm nào mới, người ta giữ nguyên định nghĩa và tiêu chuẩn cũ
Hiện tượng rét run khi khởi đầu một cơn sốt:
A. Chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết
B. Chứng tỏ Interleukin 1 đang kích thích trung tâm điều hoà thân nhiệt, đặt cơ thể đến một ngưỡng nhiệt độ mới
C. Chứng tỏ bệnh nhân sắp lên một cơn sốt rét
D. Là hiện tượng sinh nhiệt để nâng nhiệt độ cơ thể lên
Nếu không loại bỏ được một nguyên nhân nhiễm trùng nặng trước một bệnh nhân sốt cao. Ta:
A. Có thể dùng ngay kháng sinh bao vây, vì tính mạng của bệnh nhân
B. Cần phải xác định được vi khuẫn gây bệnh rồi mới cho kháng sinh
C. Có thể dùng kháng sinh, nhưng trước đó phải lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm vi sinh học
D. Phải cấy máu trước khi dùng kháng sinh
Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định xét nghiệm tìm nguyên nhân trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:
A. Các xét nghiệm không xâm nhập trước các xét nghiệm xâm nhập
B. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân
C. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền
D. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ trước các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân
Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định các xét nghiệm để xử trí cấp cứu trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:
A. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân
B. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền
C. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân
D. Các xét nghiệm đánh giá các chức năng sống quan trọng của bệnh nhân trước các xét nghiệm khác
Trước một bệnh nhân sốt cao, nhưng không có các biểu hiện nguy hiểm (suy tim, khó thở. . . ) cũng không có các tác dụng phụ gây phiền hà nhiều cho bệnh nhân (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), thái độ xử trí là:
A. Vẫn phải cho hạ nhiệt vì sốt vẫn có tác dụng nguy hiểm âm thầm cho cơ thể như mất nước, suy mòn
B. Không cần cho hạ nhiệt, chủ yếu tìm nguyên nhân
C. Vẫn phải cho hạ nhiệt trong khi tiếp tục tìm nguyên nhân
D. Không cho hạ nhiệt, nhưng theo dõi kỹ để xử trí những tác dụng có hại của sốt lên cơ thể bệnh nhân trong khi tìm nguyên nhân gây sốt
Trong các câu sau, câu nào không đúng: Các tính chất của thân nhiệt cao trong say nóng (hay say nắng) và sốt
A. Bản chất giống nhau vì đều làm nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
B. Say nóng hay say nắng là do tác dụng trực tiếp của môi trường, còn sốt thường do nhiễm khuẫn
C. Say nóng hay say nắng do trung tâm điều hoà thân nhiệt bị tác dụng bởi tia tử ngoại, còn sốt là do các chất sinh sốt nội và ngoại sinh tạo nên
D. Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể được đưa lên mức cân bằng mới cao hơn bình thường trong khi say nóng hay say nắng là do cơ thể không thể thải nhiệt được dẫn đến tình trạng thân nhiệt tăng lên dần
Một bệnh nhân sau khi phẫu thuật, xuất hiện sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, cần phải:
A. Tìm các ổ áp xe có liên hệ đến vết mỗ, nhất là khi có đường dẫn lưu tự nhiên khá xa vết mỗ
B. Xem lại tình trạng nhiễm trùng tại các thiết bị lưu lại trên cơ thể bệnh nhân (ống dẫn lưu dịch, catheter. . )
C. Huyết khối thuyên tắc sau mỗ gây sốt
D. Cần xét kỹ tất cả các nguyên nhân trên và cả trường hợp nhiễm một bệnh có sốt khác kèm theo
Những phụ nữ có thân nhiệt C trên 3 tuần, không kèm theo một bất thường nào về lâm sàng cũng như cận lâm sàng thì:
A. Vẫn xếp vào nhóm sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù thân nhiệt có thấp hơn nhiệt độ quy ước để tiến hành tìm nguyên nhân cho bệnh nhân
B. Đó chỉ là tăng thân nhiệt sinh lý ở nửa chu kỳ sau khi rụng trứng ở những phụ nữ có chu kỳ kinh dài
C. Là trường hợp rối loạn điều hòa thân nhiệt tự động, không cần phải khảo sát và cũng là lý do khiến định nghĩa sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân đưa lên 3802 C
D. Chỉ gặp ở những phụ nữ ở thường xuyên trong môi trường quá nóng và độ ẩm cao, không thoát nhiệt được
Phát hiện sốt giả vờ thường nhờ vào:
A. Mâu thuẫn giữa lâm sàng và cận lâm sàng
B. Phát hiện động cơ bệnh nhân giả vờ sốt (trốn nghĩa vụ quân sự, đòi bồi thường, ăn vạ...).
C. Mâu thuẫn giữa bệnh sử và diễn tiến lâm sàng
D. Tự tay người thầy thuốc lấy nhiệt độ cho bệnh nhân
Ở một bệnh nhân nhiễm HIV có sốt kéo dài, ta nhận định:
A. Là tất nhiên, vì sốt kéo dài là một triệu chứng chỉ điểm nhiễm HIV
B. Báo hiệu bệnh nhân bước vào giai đoạn AIDS
C. Cần phải tìm nguyên nhân gây sốt như các bệnh nhân khác. Lưu ý đến các tác nhân gây bệnh cơ hội có sốt
D. Cần phải cho ngay thuốc kháng HIV, vì sốt biểu hiện virut đang nhân lên mạnh trong cơ thể bệnh nhân
Tuy không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm trùng nhưng:
A. Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều có sốt
B. Cần phải tìm nguyên nhân nhiễm trùng trước mọi trường hợp sốt
C. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng khi sốt kèm theo dấu chỉ điểm đặc hiệu cho một tác nhân nhiễm trùng nào đó
D. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng sau khi loại các nguyên nhân gây sốt khác.
Hiện nay, những người sốt kéo dài trên 3 tuần, không tìm ra nguyên nhân nhưng thân nhiệt luôn luôn nằm từ 37 8 đến 38 3C vẫn được xếp vào sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân?
A. Đúng
B. Sai
Khi không tìm ra nguyên nhân, hạ sốt là một phương pháp tốt để điều trị bệnh nhân?
A. Đúng
B. Sai
Hiện nay, sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, do kháng sinh được dùng phổ biến nên nguyên nhân tìm ra sau đó thường không phải do nhiễm trùng
A. Đúng
B. Sai
Ổ nung mủ sâu có thể là nguyên nhân gây sốt kéo dài?
A. Đúng
B. Sai
Nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù đang ở giai đoạn sơ nhiễm?
A. Đúng
B. Sai
Viêm nội tâm mạc bán cấp có thể vẫn là nguyên nhân gây sốt kéo dài khi cấy máu và cả siêu âm tim qua lồng ngực đều không phát hiện gì?
A. Đúng
B. Sai
Kháng sinh có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài?
A. Đúng
B. Sai
Khi sốt cao, luôn luôn phải tìm cách hạ nhiệt cho trẻ em hoặc người lớn tuổi vìémót có ảnh hưởng nguy hiểm đến hệ thần kinh trung ương?
A. Đúng
B. Sai
Vấn đề sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và dự phòng nhiễm vi khuẩn trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là hết sức quan trọng nhằm:
A. Đạt được mục tiêu kinh tế cho mọi người
B. Điều trị phổ cập ở trong địa phương
C. Điều trị bệnh kịp thời
D. Giảm hiện tượng đề kháng kháng sinh
Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, nó tác động lên tác nhân gây bệnh là:
A. Vi rút
B. Nấm
C. Ký sinh trùng
D. Vi khuẩn
Hiện nay, kháng sinh là loại thuốc thường được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi nhất là ở những nước đang phát triển vì:
A. Là loại thuốc rẻ tiền
B. Bệnh do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong
C. Là loại thuốc mà khi dùng bệnh nhân hết sốt nhanh
D. Là loại thuốc dễ tìm vì có sẵn trên thị trường
Xu thế hiện nay, sử dụng thuốc kháng sinh phải theo nguyên tắc vì:
A. Tránh gây bệnh do thuốc
B. Giảm tỷ lệ tử vong
C. Giảm sự phát triển hiện tượng đề kháng kháng sinh
D. Giảm chi phí điều trị
Kháng sinh tác động qua cơ chế diệt khuẩn (Bactericides) là nhóm:
A. Phenicoles
B. Cyclines
C. Macrolides
D. Beta lactamines
Kháng sinh tác động qua cơ chế kìm khuẩn (bacteriostatique) là nhóm:
A. Beta lactamines
B. Cyclines
C. Aminosides
D. Quinolones
Sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh không qua cơ chế:
A. Do sự thay đổi vị trí tác động của thuốc kháng sinh
B. Qua plasmide hay sự đột biến
C. Do sự giảm tính thấm của màng tế bào đối với kháng sinh
D. Miễn dịch học
Đặc tính dược học của kháng sinh không được đánh giá bởi:
A. Nồng độ thuốc trong huyết thanh và tổ chức, so sánh theo thời gian sau khi dùng thuốc
B. Liều lượng thuốc
C. Số lần dùng trong ngày
D. Tính cơ địa
Tác dụng phụ do sử dụng thuốc kháng sinh gây nên là:
A. Hết sốt
B. Triệu chứng lâm sàng giảm dần
C. Rối loạn vi khuẩn chí: viêm đại tràng màng giả
D. Tốc độ máu lắng giảm
Tác dụng phụ do đường vào của thuốc kháng sinh là
A. Áp xe cơ
B. Viêm mao mạch
C. Sốt
D. Đau bụng
Kháng sinh được chỉ định trong:
A. Nhiễm ký sinh trùng
B. Nhiễm nấm
C. Nhiễm vi khuẩn ở ngưòi khoẻ mạnh
D. Nhiễm vi khuẩn có chỉ điểm trên vi khuẩn học
Chỉ định sử dụng kháng sinh để dự phòng trong:
A. Nhiễm trùng đường tiểu
B. Thấp khớp cấp
C. Viêm nội tâm mạc
D. Viêm màng não
Sơ bộ xác định tác nhân gây bệnh để sử dụng kháng sinh sớm, dựa vào:
A. Vị trí ổ nhiễm khuẩn
B. Theo kinh nghiệm trước đó
C. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm vi khuẩn và xét nghiệm lấy bệnh phẩm để nhuộm gram
D. Theo đặc điểm dịch tễ của từng vùng
Xác định tác nhân gây bệnh để chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào:
A. Kết quả nhuộm gram (dịch não tuỷ hoặc đàm)
B. Kết quả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên trực tiếp (như trong viêm màng não)
C. Kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ trước khi sử dụng kháng sinh
D. Chẩn đoán lâm sàng
Về mặt nguyên tắc, sau khi lấy bệnh phâme cần chờ kết quả xét nghiệm, chưa cần cho thuốc kháng sinh ngay trong trường hợp:
A. Nhiễm khuẩn huyết
B. Viêm màng não
C. Nhiễm trùng ở người suy giảm miễn dịch
D. Viêm họng hạt
Việc lựa chọn thuốc kháng sinh ban đầu dựa trên phân tích một vài tiêu chuẩn như:
A. Ổ nhiễm khuẩn khởi điểm
B. Tác nhân gây nhiễm khuẩn
C. Triệu chứng lâm sàng
D. Chỉ A,B là đúng
Phối hợp thuốc kháng sinh khi:
A. Mác bệnh nhiễm khuẩn
B. Vi khuẩn nhạy cảm tốt với kháng sinh đó
C. Tác nhân gây bệnh đã được xác định
D. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng
Không phối hợp thuốc kháng sinh khi:
A. Vi khuẩn đề kháng thuốc kháng sinh
B. Tác nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ đã được xác định
C. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng
D. Tác nhân gây bệnh đã được xác định
Bệnh nhân nghi bị viêm màng não phải dùng thuốc kháng sinh có đặc điểm:
A. Có thể thấm tốt qua hàng rào máu não - nước não tuỷ, kháng sinh diệt khuẩn
B. Khả năng thấm của kháng sinh vào ổ viêm
C. Thuốc có nồng độ cao trong nuớc tiểu hơn trong máu
D. Chọn kháng sinh kìm khuẩn
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn giai đoạn đã áp xe hoá cần chọn kháng sinh:
A. Không có chỉ định dùng kháng sinh
B. Thấm tốt vào ổ nhiễm khuẩn
C. Phối hợp kháng sinh
D. Theo kinh nghiệm trước đó
Kháng sinh là thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn:
A. Đúng
B. Sai
Kháng sinh được chỉ định trong điều trị dự phòng tái phát bệnh thấp khớp cấp:
A. Đúng
B. Sai
Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân gây nên do:
A. Vi trùng
B. Vi rút
C. Vi khuẩn
D. Nấm
Xu thế lớn nhất hiện nay của bệnh nhiễm khuẩn huyết là:
A. Bệnh ngày càng gia tăng do sử dụng kháng sinh bừa bãi
B. Điều trị đạt kết quả tốt do giải quyết được ổ nhiễm khuẩn ban đầu
C. Sự đề kháng kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết
D. Điều trị không cần biết rõ dịch tễ học của sự nhạy cảm kháng sinh của từng vùng
Nhiễm khuẩn huyết khác với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS systemic inflamatory response syndrome) bởi:
A. Phản ứng viêm toàn thân
B. Do vi khuẩn
C. Do bỏng
D. Do chấn thương
Đinh nghĩa nhiễm khuẩn huyết là:
A. Sự đột nhập của vi khuẩn vào máu
B. Vi khuẩn có ở vị trí nhiễm ban đầu
C. Có ổ nhiễm khuẩn thứ phát
D. A,B,C là đúng
Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là:
A. Do vi khuẩn
B. Do vi khuẩn vào máu trực tiếp
C. Do vi khuẩn vào máu ngay từ đầu
D. Do vi khuẩn vào máu sau khi đã gây tổn thương ở cơ quan khác