10 CÂU HỎI
Trong những phát biểu sau, phát biểu nào là phát biểu công việc được thực hiện theo điều kiện.
A. Nam sẽ đi đá bóng vào chiều nay.
B. Nếu chiều nay trời không mưa thì Nam sẽ đi đá bóng.
C. Trời không mưa Nam đi đá bóng.
D. Nam sẽ không đi đá bóng khi trời mưa.
Em quan sát hình ảnh sau:
Theo
em phát biểu dạng “Nếu ...thì ...” nào sau đây là đúng với hình ảnh em quan sát:
A. Nếu gặp người lớn em thì em sẽ chào hỏi.
B. Em sẽ chào hỏi khi gặp người lớn.
C. Em sẽ chào hỏi khi gặp người lớn.
D. Khi gặp người lớn em sẽ chào hỏi.
“Em sẽ dừng lại khi thấy đèn giao thông màu đỏ”
Phát biểu trên chuyển thành câu dạng “Nếu…thì” là:
A. Thấy đèn giao thông màu đỏ em sẽ dừng lại.
B. Nếu thấy đèn giao thông màu đỏ thì em sẽ dừng lại.
C. Em sẽ dừng lại nếu thấy đèn giao thông màu đỏ.
D. Em sẽ dừng lại khi thấy đèn giao thông màu đỏ.
Phát
biểu nào sau đây dạng “Nếu ...thì…” đúng với hình ảnh trên:
A. Nếu gặp người lớn tuổi trên xe bus thì em sẽ nhường ghế.
B. Em sẽ nhường ghế khi gặp người lớn tuổi trên xe bus.
C. Nếu gặp người lớn tuổi trên xe bus em sẽ nhường ghế.
D. Em sẽ nhường ghế khi gặp người lớn tuổi trên xe bus.
Bạn Nam nói với em “Nếu hôm nay trời không mưa thì tớ sẽ sang nhà bạn chơi”. Bạn Nam sẽ sang nhà em chơi với điều kiện là gì?
A. Không có điều kiện.
B. Nếu hôm nay trời không mưa.
C. Nếu Nam được nghỉ học.
D. Nếu trời mưa.
Hôm nay là chủ nhật, mẹ dự định sẽ đưa Minh đi công viên chơi. Dự định của mẹ Minh có được thực hiện hay không phụ thuộc vào thời tiết. Em hãy chọn cách nói “Nếu...thì...” để diễn đạt dự định của mẹ bạn Minh:
A. Hôm nay mẹ sẽ cho con đi công viên nếu trời không mưa.
B. Hôm nay trời không mưa mẹ sẽ cho con đi công viên.
C. Nếu hôm nay trời không mưa thì mẹ sẽ cho con đi công viên.
D. Hôm nay trời không mưa thì mẹ sẽ cho con đi công viên.
Nam nói với Minh “Nếu chiều nay được nghỉ học thì Nam sẽ sang nhà Minh chơi”. Trong câu nói trên, điều kiện để Nam sang nhà Minh chơi là:
A. Chiều nay được nghỉ học.
B. Nam sang nhà Minh chơi.
C. Không có điều kiện.
D. Chiều nay học.
Nam nói với Minh “Nếu chiều nay được nghỉ học thì Nam sẽ sang nhà Minh chơi”. Trong câu nói trên, việc được thực hiện là:
A. Nam sẽ sang nhà Minh chơi.
B. Chiều nay nghỉ học.
C. Không có việc được thực hiện.
D. Nam sẽ ở nhà.
Câu “Nếu...Thì...” có dạng:
A.Nếu <điều kiện xảy ra><thực hiện việc>
B.Nếu <điều kiện xảy ra> thì <thực hiện việc>
C.<điều kiện xảy ra> thì <thực hiện việc>
D.<điều kiện xảy ra>, <thực hiện việc>
Tình huống:“Khi thấy dây điện hở, em báo với người lớn”
Chuyển câu trên thành dạng “Nếu...thì” là:
A. Nếu thấy dây điện hở em sẽ báo với người lớn.
B. Thấy dây điện hở thì em sẽ báo với người lớn.
C. Thấy dây điện hở em sẽ báo với người lớn.
D. Nếu thấy dây điện hở thì em sẽ báo với người lớn.