12 CÂU HỎI
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. trang trại.
B. lãnh địa.
C. phường hội.
D. thành thị.
Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lô-mê (Hy Lạp).
Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại nào?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Thanh.
Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo.
Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là: xuất hiện
A. nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công.
B. những người thợ làm thuê lấy tiền công trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,…
C. nhiều nhà máy sản xuất lớn, áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
D. các ngân hàng thương mại lớn, nhiều thương cảng sầm uất.
Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)?
A. Vạn lí trường thành.
B. Di hòa viên.
C. Viên Minh viên.
D. Tử Cấm Thành.
Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều
A. Gúp-ta.
B. Đê-li.
C. Mô-gôn.
D. Hác-sa.
Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
D. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gỗ.
Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là
A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo.
B. Đạo giáo, Phật giáo.
C. Đạo giáo, Hồi giáo.
D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ
A. quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.
B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.
C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.
D. do nhu cầu liên kết lực lượng để kháng chiến chống ngoại xâm.